Ngoại hành tinh Bầu trời bên ngoài Trái Đất

Đối với những quan sát viên trên các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, các chòm sao sẽ khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách liên quan. Một hệ quả của việc quan sát không gian từ các ngôi sao khác chính là các ngôi sao có thể sáng trên bầu trời của chúng ta nhưng có thể mờ hơn trên các bầu trời khác và ngược lại.

Một hành tinh quay quanh α Centauri B hoặc α Centauri B sẽ coi ngôi sao kia là ngôi sao thứ cấp rất sáng.

Nhìn từ một hành tinh quay quanh Aldebaran, nằm cách chúng ta 65 năm ánh sáng trong chòm sao Kim Ngưu, Mặt Trời của chúng ta sẽ được xem là một ngôi sao thông thường nằm giữa chòm sao Xà PhuThiên Yết. Các chòm sao được cấu thành từ những ngôi sao sáng ở xa sẽ hơi giống nhau (chẳng hạn như chòm sao Lạp Hộ và Thiên Yết) nhưng phần lớn bầu trời đêm có vẻ xa lạ đối với những quan sát viên đến từ Trái Đất. Ngay cả chòm sao Lạp Hộ cũng có vẻ hơi khác một chút. Đứng tại vị trí này, ngôi sao Alnilam và hệ ba sao Mintaka dường như nằm chồng lên nhau, do đó vùng "đai lưng" của chòm sao bị giảm xuống còn hai ngôi sao. Ngoài ra, sao Bellatrix sẽ nằm gần vùng "đai lưng" hơn nhiều, khiến vùng "ngực" của chòm sao Lạp Hộ có phần nhỏ hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bầu trời bên ngoài Trái Đất http://www.badastronomy.com/bad/misc/hoagland/mars... https://web.archive.org/web/20040810170442/http://... http://humbabe.arc.nasa.gov/mgcm/faq/sky.html https://web.archive.org/web/20080922223310/http://... http://earthobservatory.nasa.gov/Newsroom/NewImage... http://lasp.colorado.edu/~bagenal/3720/CLASS17/17G... http://space.jpl.nasa.gov/cgi-bin/wspace?tbody=504... http://www.jthommes.com/Astro/JupiterShadowSeq.htm http://www.beugungsbild.de/huygens/povray/titan_re... https://science.nasa.gov/science-news/science-at-n...